-
Tuyên truyền cho học sinh Tiểu học hiểu và phòng tránh bệnh cận thị

TUYÊN TRUYỀN CHO HỌC SINH HIỂU VÀ PHÒNG TRÁNH BỆNH CẬN THỊ

Mắt của người bình thường khi nhìn ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, nên nhìn rõ sự vật. Đối với người bị cận thị, ảnh của vật nằm trước võng mạc, nên nhìn vật ở xa thì bị mờ, nhìn vật ở gần mới rõ.

 1. Khái niệm về bệnh cận thị.

Cận thị là tật khúc xạ làm cho mắt chỉ nhìn thấy vật ở gần trước mắt chứ không thấy vật ở xa.

   2. Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ.

- Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: đặc biệt là từ 7 - 9 tuổi và 12 - 14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.

- Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.

- Trẻ sơ sinh thiếu tháng: trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng.

- Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái: mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ.

- Thiếu ánh sáng khi đọc và viết.

- Bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi học sinh, bàn quá cao làm cho mắt gần với sách vở, tư thế sai khi ngồi học (cúi gằm, nhìn gần).

- Sử dụng mắt nhìn gần: Đọc sách, đọc truyện quá nhiều trong thời gian dài không có thời gian thư giãn, trẻ xem ti-vi quá gần.

  Cận thị có 2 loại chính.

        + Cận thị đơn thuần (cận thị học đường);

        + Cận thị tiến triển (cận thị do di truyền).

    3. Triệu chứng của cận thị.

        - Nhìn không rõ chữ trên bảng.

        - Nheo mắt để cố gắng nhìn rõ vật ở xa.

        - Đọc sách quá gần mắt.

- Hay mệt mỏi nhức đầu.

4. Tác hại của cận thị.

        - Mắt kém phải gần để đọc và viết chậm, không nhìn rõ chữ viết và hình vẽ ở trên bảng nếu không được đeo kính. Học sinh cận thị thường học chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu.

        - Người bị cận thị thường dễ mắc các tai nạn trong lao động, sinh hoạt và giao thông ....do nhìn không rõ.

        - Bệnh cận thị nếu không được phát hiện sẽ gây rối loạn thị giác nhược thị, lác và bệnh cận thị nặng sẽ gây bong võng mạc.

II. Một số biên pháp phòng tránh:

   1. Giữ đúng tư thế ngồi khi học.

- Ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25 cm đối với học sinh tiểu học, 30 cm với học sinh trung học cơ sở, 35 cm với học sinh trung học phổ thông và người lớn. Thầy cô giáo và cha mẹ học sinh phải thường xuyên nhắc nhở, không để các em cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết.

   - Lớp học phải đủ ánh sáng, độ chiếu sáng tối thiếu trong lớp 100lux. Chiếu sáng có 2 loại: Chiếu sáng tự nhiên(asmt) và chiếu sáng nhân tạo( hệ thống đèn điện)

   - Để tăng cường sự phản chiếu ánh sáng, trần lớp học quyét vôi trắng, tường quét vôi màu vàng nhạt.

   - Kích thước bàn ghế cho các cấp học, lớp học phải theo quy định về vệ sinh trường học.

   - Bảng sơn đen hoặc xanh thẫm, không bị loá, chữ viết nét đậm, đảm bảo chiều cao 4cm.

- Khi đọc sách buổi tối, cần đèn đủ sáng và có chụp phản chiều. Không dùng đèn ống neon, nên dùng bóng điện dây tóc.

- Không viết mực đỏ, mực xanh lá cây. Không đọc sách có chữ quá nhỏ in trên giấy vàng hoặc giấy đen, vì tỷ lệ tương phản giữa chữ và nền quá nhỏ, khiến mắt bị mệt.

- Duy trì mỗi tiết học 45 phút, sau đó nghỉ giải lao, đưa mắt nhìn xa, hết co thắt thị giác rồi mới bước vào giờ học tiếp theo.

  2. Bỏ những thói quen có hại cho mắt.

- Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài.

- Không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.

- Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần xem.

- Không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn. Khi đeo kình cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn.

   Y tế học đường: Phạm Thị Hoa

Tin Mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 97
  • Trong tuần: 1 556
  • Tất cả: 195282
Trường Tiểu Học Tân Bình B
Chịu trách nhiệm: Hiệu trưởng Lê Thị Nam
Địa chỉ: Đường Phan Bội Châu, Phường Tân Bình, TP Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước